Phong cảnh Việt Nam

Phần 1 

Với thói quen của mọi người khi nghĩ đến hình ảnh của ba thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội , Huế, Sài Gòn ... thì người ta thường chú ý tới những biểu tượng, hay các yếu tố đặc trưng ở vùng đất đó. Vậy thì  điều gì khiến
 ta gợi nhớ đến khung cảnh của một một đô thị : cảnh quan, các yếu tố lịch sử, biểu tượng truyền thống, cấu trúc xã hội thu nhỏ hay là một điều gì đó khác.
Khi giản lược tất cả những yếu tố nêu trên, hình ảnh mà ta nắm bắt được còn sót lại là các biểu tượng ở nơi đó tồn tại qua mọi biến động của thời gian và lịch sử. Nếu như khi tách riêng những biểu tượng và không gắn với bất kỳ mối liên hệ nào khác, hình ảnh của chúng tồn tại theo cách riêng thật đặc biệt. Lúc bắt tay vào làm việc với loạt tranh mới là “Phong cảnh Việt Nam’’ ,tôi đã lựa chọn những biểu tượng riêng biệt này trên cả ba miền của Việt Nam và tái tạo lại dưới dạng một phong cảnh dựa trên những đặc điểm  và bối cảnh có sẵn của từng miền.
Như tôi đã nói ở trên , tôi thích nhìn những hình ảnh riêng biệt trên và để chúng tồn tại dưới dạng độc lập của hơn là phải gắn với các yếu tố của lịch sử , xã hội và tự nhiên. Việc này tạo nên một chiều hướng tích cực  và cởi mở hơn. Thay vì giải nghĩa cho từng hình ảnh - với tôi có lẽ là không cần thiết bởi vì có những hiểu biết chung giữa chúng  ta về những hình ảnh này. Sau khi mọi thứ đã trở nên độc lập tôi muốn biến chúng trở nên có xu hướng của một hình ảnh lãng mạn. Ban đầu, từ một vị trí quan sát , tôi lựa chọn được một góc nhìn ưng ý từ các tấm hình được chụp lại sau mỗi chuyến đi. Tôi lựa ra những hình ảnh đặc trưng nhất theo từng miền mà mọi người hay nghĩ đến. Chẳng hạn với phong cảnh Sài Gòn (tôi thích cách gọi tên cũ của thành phố này ) và tôi lựa chọn một góc nhìn từ phía quận 4, phía bên này con sông sang bên quận 1. Và xen lẫn vào trong phong cảnh Sài Gòn là hình ảnh của chợ Bến Thành - từ lâu được coi là một trong những biểu tượng của thành phố. Ở một vài bức tranh đầu tiên về phong cảnh Sài Gòn, tôi vẽ phong cảnh Sài gòn trên nền màu tối sẫm. Bầu trời tôi muốn giống như màu then đen của sơn mài với các hình ảnh đồng thời hiện ra .Các bức tranh phong cảnh tiếp đến là Huế, tôi vẽ một phần cảnh quan của Đại nội, với những bức tường đổ nát nằm sâu phía trong sân  và một góc lăng Khải Định. Một vài bức phong cảnh Huế, tôi ưa thích sử dụng màu xanh lam trên nền bức tranh là Đại nội và lăng tẩm, những bức tường đổ... Sở dĩ vì sao tôi lại chọn màu lam này là do sức hấp dẫn của màu men lam trên các món đồ sứ kí kiểu Huế đặc trưng, chúng gợi ý cho tôi thực hiện các bức tranh về Huế này. Cuối cùng là phong cảnh Hà Nội, tôi đưa hình ảnh Lăng  Hồ Chủ tịch vào trong các bức phong cảnh của mình. Hình ảnh lăng hiện ra độc lập ,tôi muốn nó xuất hiện đầy bỡ ngỡ giống như ấn tượng về của người lần đầu tiên xuất hiện trước khung cảnh này.
Vậy thì khi ta quan sát phong cảnh từ một điểm nhất định thì điều đầu tiên khiến ta nghĩ đến sẽ là gì ? Một phong cảnh đẹp, ấn tượng thị giác, vẻ lãng mạn của nó hay khung cảnh hùng vĩ... Như vậy có phải là đủ? Tất cả những gì mà ta nhận biết được trước một phong cảnh hay trước một thiên nhiên có phải là mơ hồ hay ta chưa thực sự có một hiểu biết chúng theo một cách đầy đủ và trọn vẹn. Vì đó chỉ là điểm nhìn của một cá nhân , trong chúng ta có nhiều cái nhìn khác biệt tạo nên những nhận thức khác nhau. Khi đó ta vẫn đang đứng ở bên ngoài một phong cảnh mà ta đang quan sát. Và đây có phải là điều tôi cần tìm kiếm cho quá trình làm việc của mình. Làm sao có thể khiến ta đi sâu vào trong một phong cảnh với từ một điểm nhất định dựa trên sự dịch chuyển của tinh thần chứ không phải là cái nhìn từ bên ngoài. Hay nói cách khác, ta đang sử dụng tâm thức để đi vào sâu vào bên trong cảnh vật .

Việc tiến sâu vào bên trong một phong cảnh và quan sát chúng ở mọi góc nhìn khiến cho tôi hoàn toàn được tự do với sự tưởng tượng của cá nhân mình. Tôi muốn các bức tranh phong cảnh lúc này tồn tại dưới dạng một cấu trúc và phải đi xuyên qua được mọi thứ. Không còn xuất hiện các yếu tố tự nhiên bên cạnh cấu trúc phong cảnh. Phong cảnh như là một khối hình nguyên sơ.. Và sự tự do với cấu trúc một phong cảnh lúc này gần như là tuyệt đối bởi vì chúng lúc này không còn xuất hiện đặc địa điểm địa lý, các yếu tố đặc trưng liên quan. Cấu trúc thiên nhiên dưới dạng khối hình dường như mất đi mọi cảm xúc, chỉ còn sót lại vài chi tiết gợi nhớ đến tính nguyên gốc ban đầu của một phong cảnh. Vài con lân tôi vẽ ở trong đó khiến cho bức tranh mất đi sự yên bình và vắng lặng vốn có, chỉ còn chút lo lắng mơ hồ.. 
Việc tồn tại một hình ảnh ban đầu như ta muốn , và sau đó là một quá trình làm mất đi đặc điểm nhận dạng. Cấu trúc một phong cảnh lúc này chỉ còn vài chi tiết nhỏ để nhận diện. Tôi tự hỏi lúc này : “với tôt ,như thế nào thực sự là được coi là một phong cảnh” ... Và tất cả những gì chúng ta biết được trước thiên nhiên và tự nhiên có phải vẫn là một hạn chế. Một  phong cảnh trước mọi thay đổi còn sót lại chỉ là một khoảnh khắc như ta nhìn thấy hay vẫn mãi là điều mà ta không thể nắm bắt trọn vẹn được .

Phần 2

Quá trình tiến sâu vào bên trong của cảnh vật chỉ với tâm thức của bản thân sẽ khiến những quan sát ban đầu của tôi với một cảnh vật dần trở nên dần mất đi hình dạng. Khi đó , tôi được trở nên tự do hơn dưới các góc nhìn khác nhau. Một phong cảnh lúc này sẽ tồn tại dưới dạng như thế nào ? Tôi giản lược đi mọi chi tiết để cuối cùng chúng tồn tại như một khối hình và cấu trúc lại trật tự của khối hình này. Phong cảnh bây giờ chỉ còn sót lại vài dấu hiệu để ta nhận biết so với những hình ảnh ban đầu.

Quá trình tiến sâu vào bên trong của cảnh vật chỉ với tâm thức của bản thân sẽ khiến những quan sát ban đầu của tôi với một cảnh vật dần trở nên dần mất đi hình dạng. Khi đó , tôi được trở nên tự do hơn dưới các góc nhìn khác nhau. Một phong cảnh lúc này sẽ tồn tại dưới dạng như thế nào ? Tôi giản lược đi mọi chi tiết để cuối cùng chúng tồn tại như một khối hình và cấu trúc lại trật tự của khối hình này. Phong cảnh bây giờ chỉ còn sót lại vài dấu hiệu để ta nhận biết so với những hình ảnh ban đầu.

Đó là quá trình phát triển diễn ra tự nhiên. Từ việc ban đầu lựa chọn những hình ảnh nổi bật trên ba vùng địa lý khác nhau ở Việt Nam ( như tôi đã nói ở phần trước ) sau khi tiến vào sâu bên trong và xuyên qua một phong cảnh dựa trên tâm thức quan sát của chính bản thân. Sau đó là quá trình giản lược để còn sót lại dưới dạng cấu trúc hình học, phong cảnh lúc này trở nên linh hoạt trong mọi không gian và không còn chút gì gợi nhớ đến hình ảnh ban đầu. Hành trình này gần giống như việc ta quay trở lại với những yếu tố cản bản của đời sống tự nhiên : Sinh ra, tồn tại và mất đi .

Các chi tiết trong mỗi bức phong cảnh được hoàn thành sau này dần được xoá nhoà khỏi mỗi trạng thái không gian và từng vùng địa lý khác nhau so với những bức tranh lúc ban đầu. Tiếp đến là quá trình tái lập những cấu trúc mới của phong cảnh dưới dạng hình học . Đó là một điều thú vị trong quá trình làm việc mà tôi tìm thấy được. Nếu chỉ thấy phong cảnh lúc này chỉ tồn tại dưới dạng là một khối hình thì thật khó có thể định nghĩa như thế nào được coi là một phong cảnh mà phải quan sát trọn vẹn một series công việc . Ở một số bức tranh sau này tôi sử dụng một loại màu vẽ acrylic đặc biệt có thể phát sáng vào ban đêm có tên gọi fosforesente, kết hợp với chì than trong việc giữ lại các nét cấu trúc căn bản của phong cảnh. Sau đó phát triển cấu trúc này bằng cách phát triển các nét vẽ bằng chì than dựa trên những gợi ý của hình ảnh phong cảnh ban đầu. Đặc điểm của fosforesente là một dạng màu trong rất khó nhìn thấy nếu ta quan sát vào ban ngày được tôi sử dụng trong một số bức phong cảnh . Trên nền màu sáng với hình khối phong cảnh là màu fosforesente , hình dạng của phong cảnh dần biến mất , và tôi giữ lại nét cấu trúc còn sót lại của phong cảnh bằng chì than … Để rồi cuối cùng khối hình phong cảnh đó giống như một bản vẽ về kiến trúc. Khi quan sát ban đêm, khối hình đó nhẹ nhàng tỏa sáng, trông nhỏ nhoi và đơn độc trong không gian. Bởi vì hiệu ứng của màu fosforesent chỉ nhìn thấy được vào ban đêm và tồn tại trong một thời gian ngắn. Khối hình còn sót lại dần tối đi và biến mất trong đêm tối giống như một hành trình khép kín của đời sống tự nhiên trong mỗi chúng ta : Có sinh và có diệt.

 

Hà Nội , 12 / 3 / 2013

MạnhThắng