Bài viết của Aggi Haig cho triển lãm cá nhân "Not Memory"

Thắng bắt đầu vẽ từ năm lên 10 tuổi, và người đầu tiên truyền cảm hứng sáng tác cho anh chính là họa sỹ Egon Schiele người Áo.

Tranh của anh thường có màu sắc sống động, giàu ý nghĩa biểu đạt . Với kích thước lớn, thể hiện thái độ của tác giả một Việt Nam hiện nay ,anh thác những vấn đề mà giới trẻ ở Việt Nam hiện đang đối diện. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, anh vui vẻ nói :“Tranh của tôi là sự phản chiếu, chứ không phải là giải pháp..”.Trong hai tác phẩm chất liệu acrylic (Hình 1) tranh trục cuốn trên giấy tựa đề “Nghệ sỹ và bạn gái nghệ sỹ” (2007), tình cờ đó cũng là hai tác phẩm nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Singapore. Anh kết hợp truyền thống cổ xưa từ những bức tranh chân dung tổ tiên của người Trung Hoa với những màu sắc tươi sáng của quảng cáo trong thời hiện đại. Anh bổ sung thêm các chi tiết được cắt dán ra từ những tạp chí thời trang và tên những thương hiệu thời trang xa xỉ như “Louis Vuitton” trong tác phẩm của mình. Qua đó giống như tấm gương phản chiếu những tác động từ truyền thông và văn hóa đại chúng, và những lo ngại từ sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Tác phẩm này là một phần trong loạt tác phẩm về tính KITSCH gồm khoảng 20 bức được anh vẽ trong giai đoạn từ 2004 – 2008.

Ở loạt tranh với chủ đề “Đội đua” (2008), Thắng khắc họa chân dung mình trong hình ảnh của tay đua xe Công thức một Lewis Hamilton - người anh hâm mộ (Hình 2). Ở đây, Thắng vẽ chân dung chính mình là nhân vật Lewis Hamilton đang đứng giữa những người dân bản xứ đầu thế kỉ XX ở Việt Nam . Ỏ đó ta thấy những nét truyền thống bản địa như nghề xe kéo tay xuất hiện ở giữa bức vẽ, đồng thời quan sát giới trẻ trong trang phục thiết kế hàng hiệu với những chiếc xe máy tay ga, làm toát lên những dấu hiệu và tác động của thời hiện tại. Bức tranh này (Hình 3) cũng là một phần trong loạt tác phẩm “Đội đua”, và là phiên bản của riêng hoạ sĩ về “Đài tượng niệm quyết tử” ở Hà Nội. Tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là biểu tượng tưởng tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã ngã xuống trong những cuộc chiến đấu giành độc lập cho Việt Nam. Ở đây, hình tượng người chiến sỹ với khẩu súng trường giống như hình ảnh cho thời hiện tại, cùng với chân dung tự họa của chính anh trong hình ảnh Lewis Hamilton. Nó gần như là một phản chiếu với thế giới hiện đại bên ngoài , như một cảnh báo về sự phát triển kinh tế thương mại diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam. Với anh, sự phát triển đó “diễn ra quá nhanh và không đem lại lợi ích cho tất cả mọi người”.

Ấn tượng nhất là loạt tranh chân dung về những người nông dân Việt Nam mà anh sáng giai đoạn 2007-2008 (Hình 4). Nhiều năm trước trong lúc thực tế tại các miền quê khi anh là sinh viên, Thắng dành nhiều quan sát cho cuộc sống của người nông dân địa phương ở vùng Bắc Bộ , sau quá trình khảo sát kỹ lưỡng, anh thể hiện các khuôn mặt của những con người khác nhau . Những bức tranh đó có kích thước rất ấn tượng (155cm x 155cm) và được vẽ với hai tông màu chủ đạo là đen trắng hoặc đỏ trắng. Loạt tranh này anh vẽ chừng khoảng 30 bức , với khả năng thể hiện mạnh mẽ cho cá tính và đặc điểm của từng nhân vật. Các bức sơn dầu này nắm bắt một cách trọn vẹn hiện thực vất vả của người nông dân. Anh sử dụng nét vẽ dứt khoát, mạnh mẽ làm nổi bật ánh mắt, các chi tiết trên khuôn mặt. Ta có cảm giác được ở đây vẻ nhún nhường, dễ bị tổn thương, và sự nhẫn nại của từng nhân vật ... Đồng thời, những gương mặt ấy thu hút người xem, khiến ta phải dành một phút để nghĩ và suy ngẫm về ánh mắt nhìn đầy hoài niệm và gần như là ám ảnh kia. Những bức chân dung này đều là những tác phẩm thể hiện một cách mạnh mẽ, biểu đạt trọn vẹn cảm xúc của người vẽ cũng như các nhân vật trong tranh.

Gần đây, anh có những cơ hội xuất hiện bên ngoài Việt Nam . Thật tình cờ, ba trong số các bức vẽ thuộc loạt tranh “Not Memory” hiện đang được trưng bày và giới thiệu tại phòng tranh IFA gallery tại Berlin, Đức. Anh giải thích nguồn cảm hứng việc muốn “thay đổi ký ức về Việt Nam” bằng hình ảnh là ý tưởng chủ đạo của loạt tác phẩm mới nhất của anh. Thắng lấy cảm hứng từ những bức ảnh đen trắng cũ trong chiến tranh Việt Nam, và anh vẽ lại những hình ảnh ấy theo một cách khác . Chẳng hạn trên nền phong cảnh lãng mạn với Nhà thờ lớn Sài Gòn nổi tiếng, như ta có thể thấy được trong bức acrylic này (Hình 5). Đây như một thử nghiệm, một nỗ lực của anh nhằm viết lại quá khứ theo cách riêng, đem đến cho người xem một góc nhìn khác hơn về Việt Nam. Thắng chuyển tải những suy nghĩ của mình, như một nhắn nhủ đến những người trẻ của đất nước mình. Một lần nữa, hoạ sĩ sử dụng lại những biểu tượng thương hiệu xa xỉ và hình ảnh Lewis Hamilton trong các tác phẩm của mình để tạo nên ấn tượng sự phát triển trong nền kinh tế ở Việt Nam. Thích sử dụng màu đỏ, nhưng anh cho biết “nó không hề mang bất kỳ một ý nghĩa chính trị nào” ( hình 6)

Hình 7 và 8 là các tác phẩm mới nhất của Thắng trong loạt chủ đề “Not Memory”. Thắng mà anh khảo sát về quá khứ lịch sử của Việt Nam thông qua hình ảnh, anh chú trọng đến ký ức quá khứ bằng hình ảnh. Hai bức tranh này dựa trên cảm hứng về các bức tranh khắc truyền thống của người Nhật - một kỹ thuật trở nên phổ biến với loạt tác phẩm của Katsushika Hokusai (1760-1849) – một họa sỹ Nhật Bản nổi tiếng được biết đến qua tác phẩm “The Great Wave of Kanagawa (Tạm dịch: “Sóng kình Kanagawa”, sáng tác khoảng năm 1821) của mình. Thắng so sánh những ký ức tập thể về kí ức của Việt Nam như con những sóng đại dương, con sóng dịch chuyển và thay đổi đổi từ thế này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, ở bức tranh này, anh xây dựng lại một ký ức mới thông qua việc bổ sung những biểu tượng của thời hiện tại. Như những nhãn hiệu thời trang, đồ chơi ,thú nhồi bông… Và bằng cách kết hợp không gian của thực tại với không gian truyền thống . ta có cảm giác không gian trong tranh thay đổi từ ba chiều xuống còn hai chiều.

Cả hai bức tranh này đều là những mảnh ghép của lịch sử: là hình ảnh hoàng đế Duy Tân thủa niên thiếu (1900- 1945) – vị hoàng đế bị người Pháp đoạt ngôi và đày ra đảo hoang, ông qua đời khi còn trẻ . Thắng thêm vào một số hình ảnh đồ chơi trẻ em nổi tiếng của Nhật Bản vào tranh như dụng ý đến người xem thực tế rằng vị vua này dường như đã không có tuổi thơ. Qua đó đem đến những góc nhìn mới cho những suy nghĩ về ký ức đó. Anh nói : “Cuối cùng, việc thực hiện các tác phẩm cho loạt tác phẩm Not Memory đã khiến tôi nhận ra rằng kí ức không phải là kí ức nếu ta muốn nhìn nhận hoặc suy xét lại nó đã tác tác động như thế nào trong cuộc đời và tâm hồn mỗi chúng ta..” Thông qua thái độ trong tác phẩm của mình, anh chuyển tải những điều điều anh đang xảy ra trong xã hội. Với anh, sự tăng trưởng kinh tế đang diễn ra quá nhanh mà nhiều người chưa ý thức được những tác động tiêu cực của nó. Vài chi tiết trong tranh anh sử dụng lặp đi lặp lại các thương hiệu thời trang nổi tiếng trong các tác phẩm của mình như những dấu hiệu về chủ nghĩa vật chất. Câu chuyện Thắng kể trong các tác phẩm của mình có những tác dụng đến nhận thức. Ở đó có sự gắn kết đến các tác phẩm của mình , và có thể được coi là người chứng kiến trong hiện trạng kinh tế đất nước anh giai đoạn hậu “Đổi Mới” với những khát vọng và điều kiện sống của người dân. Thông qua việc biến đổi và kết hợp hình ảnh giữa những cái cũ với cái mới trong loạt tranh “Not Memory”, như một cầu nối để gẩn hơn khoảng cách giữa Phương Đông và Phương Tây bằng hình ảnh , đưa ra những kiến giải cá nhân để viết lại quá khứ và suy nghĩ về ký ức.

Xem tranh của Thắng, điều khiến ta thích thú là sự ưa thích thay đổi trong phong cách thể hiện. Mỗi phong cách, mỗi chủ đề nghệ thuật với anh dường như vô tận, và anh không cảm thấy khó khăn trước những ý tưởng mới. Thắng có thể vừa thực hiện một loạt tranh về một chủ đề nhất định, nhưng sau đó lại có thể chuyển ngay sang một thứ gì đó hoàn toàn khác. Từng thể nghiệm với trừu tượng và sắp đặt …và ở thời điểm hiện tại, trong tranh của anh thường sử dụng kết hợp nhiều loại hình và phương tiện nghệ thuật khác nhau trong công việc của mình . Anh đã cho ra đời những công việc tốt, với sự chắc chắn và những suy nghĩ mang đậm dấu ấn cá nhân. Thắng có thể kết hợp linh hoạt những biểu tượng truyền thống với những motif đương đại. Với cái nhìn tốt và khả năng dùng màu sinh động, những bức tranh anh vẽ như một thông điệp kèm theo để khơi gợi suy nghĩ đến người xem…
Thật tình cờ, Thắng là nghệ sỹ đương đại Việt Nam duy nhất được giới thiệu cuốn sách Painting Today của Nhà Xuất bản Phaidon , 2009. Hi vọng một tương lai ở phía trước dành cho anh và người yêu tranh sẽ tiếp tục được đón nhận những tác phẩm đầy sức biểu đạt từ anh.

 

Aggi Haig

Tháng Ba - 2010


Bài viết cho triển lãm cá nhân “Not Memory” của họa sĩ Hà Mạnh Thắng tại Bùi gallery , Hà Nội 2010
Chuyển ngữ : Dương Nguyệt Minh